Mưu Kế: Thuyền Cỏ Mượn Tên, Phiên Bản Nâng Cấp Của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ

Những ai đã từng đọc tiểu thuyết hoặc xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đều biết đến câu chuyện: Thuyền cỏ mượn tên của quân sư đại tài Gia Cát Lượng. Còn tại nước ta, chiến thuật này cũng được Vua Quang Trung Nguyễn Huệ áp dụng trong cuộc tiến quân đánh bại quân đội chúa Trịnh ở Bắc Hà. Nhưng kế sách này còn được nâng cấp lên 1 bậc…

———-

Thuyền cỏ mượn tên Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa

Danh tướng Chu Du giao cho Gia Cát Lượng phải làm ra 10 vạn mũi tên trong 10 ngày, nếu không sẽ bị xử theo quân lệnh. 10 ngày làm 10 vạn mũi tên quả là việc không thể, vậy nên Chu Du đoán Gia Cát Lượng sẽ nghĩ lý do thoát thác. Nào ngờ Gia Cát Lượng chỉ cười nói rằng chẳng cần ai giúp mình cả, cũng không cần đến 10 ngày – chỉ 3 ngày là đủ. Chu Du nghe thế thì ngạc nhiên nhưng cũng mừng rỡ, vì chỉ cần Gia Cát Lượng không làm đủ và đúng hạn thì sẽ đem xử theo quân lệnh mà giết đi.

Ngày thứ nhất trôi qua, rồi ngày thứ hai lại trôi qua mà không thấy Gia Cát Lượng có động tĩnh gì. Đến ngày thứ ba, Gia Cát Lượng chuẩn bị đội thuyền, kết rơm thành binh lính giả, rồi đến lúc sương mù dày đặc thì cho các thuyền này đến doanh trại quân Ngụy.

Vì sương mù dày đặc, không quan sát rõ, tưởng là thuyền do thám, nên Tào Tháo ra lệnh cho quân bắn tên ra như mưa, chẳng mấy chốc các thuyền đã thu được đầy tên rồi trở về.

————-

Thuyền Cỏ Mượn Tên – Phiên Bản Nâng Cấp Của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

– Gia Cát Lượng cũng phải bái phục.

Cũng giống như mưu kế trên, Vua Quang Trung nhân lúc trời chưa sáng và tận dụng hướng gió. Ông cho đội thuyền chở hình nộm dần dần tiến lên, còn đại quân thì từ từ đi theo.

Tướng quân Đinh Tích Nhưỡng của chúa Trịnh, sai quân lính bày “trận chữ nhất” (-) chắn ngang sông, đạn súng và tên nỏ cùng một lúc bắn ra. Nhưng đội thuyền ấy cứ “sừng sững” tiến tới như chẳng sợ gì cả. Gần đến nơi, quân của chúa Trịnh mới nhìn ra là đội thuyền toàn hình nộm, biết trúng kế thì đã muộn. Tên nỏ – đạn súng cũng gần hết, bấy giờ đại quân Tây Sơn mới đánh tới.

Liệu thế không địch nổi, Đinh Tích Nhưỡng vội sai quân quay thuyền về, lên bờ chạy trốn. Quân Tây Sơn thúc trống reo hò tiến lên đánh bại quân Trịnh. Đây là chiến thắng quan trọng, nhờ đó mà quân Tây Sơn thẳng tiến đến Thăng Long đánh bại quân Trịnh.

Bộ sử của sử quan triều Nguyễn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép chi tiết trận đánh ấy như sau: “Trông xa thấy một chiếc thuyền giặc tan vỡ rồi bị đắm, còn các thuyền khác cứ nối nhau tiến lên không ngừng, mà trong thuyền vẫn im lặng không có tiếng người.

Trong lúc hoảng hốt sợ hãi thì trời đã sáng rõ, mới biết những người chân sào đều đều là bù nhìn cả. Lúc ấy, thuốc súng và đạn của quân Trịnh đều hết, đại đội châu sư của quân Tây Sơn vừa đánh trống vừa reo hò tiến lên, thanh thế kinh thiên động địa.

Quân Nam lại dùng toán quân nhanh nhẹn sắc bén xông thẳng vào hàng ngũ quân Đỗ Thế Dận, đem ống phun lửa loạn xạ, quân của Thế Dận kinh sợ tan vỡ. Toán quân của Đinh Tích Nhưỡng la ó om sòm, tranh nhau bỏ thuyền chạy.

– Tóm lại: Kế thuyền cỏ mượn tên của Gia Cát Lượng cũng là đỉnh cao trí tuệ, là mượn tên của quân địch để sau này dùng đánh lại địch. Còn mưu kế thuyền cỏ mượn tên của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là phá sinh lực quân địch, làm cho quân địch “mắc mưu” mà bắn phá hết đạn dược, rồi thừa thế tấn công dành chiến thắng. Trong thực có hư – trong hư có thực, và kết quả là chiến thắng luôn chứ không chỉ đơn giản là “mượn tên”. Qua mưu kế này cùng những chiến công hiển hách khác, các bậc con cháu sau này thật sự kính nể và bái phục tài thao lược của người, vị vua bách chiến bách thắng.

nguồn trithucvn.co và sưu tầm

Mưu Kế: Thuyền Cỏ Mượn Tên, Phiên Bản Nâng Cấp Của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ
5 (100%) 5 votes

Bài viết cùng Chủ đề

Leave a Comment